Auto : Tìm kiếm + Lưu trữ + Quảng bá >>> Thương hiệu của bạn >>> Trên 1000+ Websize Tìm kiếm 1000+ Nhà Cung Cấp

Những tiêu chí chọn đồ chơi cho bé giúp bé phát triển toàn diện -Top1Toys

Những tiêu chí chọn đồ chơi cho bé giúp bé phát triển toàn diện -Top1Toys

Khi bé được 3 đến 6 tuổi, đây là giai đoạn trẻ phát triển cả về thể chất và trí tuệ, vì thể bố mẹ thường chú trọng trong việc chọn các hoạt động và vật dụng để trẻ tham gia và tiếp xúc. Ngoài việc mang lại khoảng thời gian vui chơi cho trẻ thì đồ chơi còn là một công cụ giúp trẻ phát triển trí tuệ, nên đây là sự lựa chọn của rất nhiều bậc cha mẹ. Vậy họ thường dùng những tiêu chí nào để lựa chọn đồ chơi cho bé?

lợi ích của đồ chơi trí tuệ cho trẻ

Contents

1. Lợi ích của đồ chơi trí tuệ cho trẻ em

Đồ chơi trí tuệ mang lại cho trẻ những lợi ích sau:

  • Giúp trẻ phát triển thể lực, vận động tốt hơn: Ở giai đoạn 3 đến 6 tuổi, trẻ cần được vận động để phát triển thể chất giúp trẻ khỏe mạnh hơn. Và đồ chơi trí tuệ cũng góp phần kích thích sự vận động hàng ngày của trẻ.

  • Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, mạnh dạn hơn: Trẻ ở độ tuổi 3 đến 6 đã có thể hiểu và nói được theo ý của mình. Đồ chơi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và mạnh dạn hơn trong giao tiếp nên việc lựa chọn đồ chơi phù hợp cho trẻ là một điều rất cần thiết.

  • Giúp trẻ tăng khả năng tư duy và sáng tạo: Những điều trẻ tiếp xúc hàng ngày sẽ ảnh hưởng đến tư duy và hành động của trẻ. Đồ chơi là 1 trong những thứ mà ở độ tuổi này các bé được tiếp xúc rất nhiều, ba mẹ nên lựa chọn những món đồ chơi trí tuệ cho trẻ em, kích thích khả năng tư duy của bé như bộ đồ chơi lắp ghép, xếp hình,… để bé có thể vừa chơi vừa sáng tạo.

  • Ngoài ra, đồ chơi trí tuệ còn giúp trẻ định hình nhân cách và tính cách ở trẻ. Ví dụ như những món đồ chơi lắp ghép phức tạp sẽ rèn luyện cho trẻ khả năng tập trung và tính kiên nhẫn. Những bộ đồ chơi hướng nghiệp giúp ba mẹ nhận ra được sở thích của con, từ đó tạo điều kiện để trẻ được phát triển niềm đam mê

2. Tiêu chí lựa chọn đồ chơi cho bé

 

  • Ưu tiên tính an toàn lên hàng đầu: Không lựa chọn đồ chơi có cạnh sắc nhọn để tránh làm trẻ bị thương, trầy xước hoặc thậm chí trẻ có thể nuốt vào miệng. Tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ của đồ chơi để đảm bảo ăn toàn sức khỏe cho trẻ, tránh chọn những đồ chơi độc hại và có màu sắc dễ bám dính vào quần áo của trẻ.
  • Đồ chơi phải mang tính giáo dục tốt cho trẻ. Thông qua những món đồ chơi, sẽ giúp trẻ học hỏi thêm được nhiều điều mới mẻ. Ngoài ra còn có thể xây dựng và rèn luyện các kỹ năng nhất định khi trẻ chơi như kỹ năng vận động thô, kỹ năng nhận thức, nhận biết màu sắc và hình dáng, …
  • Chọn những món đồ chơi tạo cho trẻ cơ hội tham gia và khám phá: những món đồ chơi mà tư vận hành không cần sự tham gia của trẻ sẽ khiến trẻ nhanh chán. Vì vậy khi lựa chọn đồ chơi cho trẻ, đặc biệt là đồ chơi trí tuệ cho trẻ em, ba mẹ nên tránh chọn những loại đồ chơi sử dụng pin hoặc tự điều khiển để giúp trẻ có cơ hội tham gia vào trò chơi. Ngoài ra, hãy để trẻ có cơ hội khám phá toàn bộ món đồ chơi, cảm giác khám phá và vui vẻ là phần thiết yếu của cả việc chơi và học. Có như vậy mới giúp trẻ có hứng thú với những đồ chơi.
  • Chú ý đến kích thước và âm thanh của đồ chơi: tùy độ tuổi của trẻ mà ba mẹ chọn các món đồ chơi có kích thước phù hợp. Ví dụ, trẻ còn nhỏ nên chọn những món đồ chơi có kích thước to hơn, hạn chế mua đồ chơi có quá nhiều chi tiết nhỏ để tránh trẻ ngậm và mắc vào họng. Còn đối với những trẻ lớn hơn nên chọn các món đồ chơi có nhiều chi tiết và màu sắc để trẻ rèn luyện tư duy, khả năng sáng tạo…..Âm thanh của những món đồ chơi phát ra cần đảm bảo không quá to, chỉ cần vừa đủ, êm dịu để không ảnh hưởng tới thính giác của trẻ

3. 3 Giai đoạn của bé khi bắt đầu tiếp xúc với một món đồ chơi mới

Giai đoạn của bé khi bắt đầu tiếp xúc với một món đồ chơi mới

Khi nhận được một món đồ chơi, trẻ thường trải qua 3 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: Chú ý và tỏ ra quan tâm đến đồ vật đó.

– Giai đoạn 2: Bắt đầu chủ động tham gia và khám phá nhưng luôn tìm cách giao tiếp với bạn bằng cử chỉ, ánh mắt hoặc lời nói.

– Giai đoạn 3: Tự bé sẽ chơi và khám phá món đồ chơi

Các món đồ chơi tốt là giúp bé trải qua cả 3 giai đoạn. Khi ở giai đoạn 2, lúc này nhiều liên kết thân kinh của não bộ sẽ phát triển. Nhiều trẻ chỉ vừa chú ý ở giai đoạn 1 nhưng bạn không tạo không gian để cùng bé khám phá hoặc tự chơi một mình. Bé sẽ có xu hướng chuyển nhanh qua giai đoạn 3, những liên kết cần có để tạo sự phân tích, đánh giá và so sánh không diễn ra.

Hiện nay, các ông bố bà mẹ có xu hướng tìm kiếm những món đồ chơi trí tuệ cho trẻ em, chẳng hạn như đồ chơi công nghệ thông minh, các loại game, chương trình giúp trẻ phát triển trí tuệ, đọc chữ, học toán,… Tuy nhiên, không nhất thiết những món đồ giúp rèn luyện trí thông minh phải là đồ công nghệ. Nó còn phải phù hợp với từng độ tuổi thì mới phát huy được hết tác dụng của nó.

4. Cách chọn đồ chơi cho bé theo độ tuổi

Việc chọn đúng đồ chơi cho trẻ em theo tuổi không chỉ giúp phát triển tri thông minh mà còn là cách bảo vệ con trẻ.

1. Đối với bé từ 6-12 tháng

Thông thường ở độ tuổi này, đồ chơi của trẻ thường là những món đồ lớn, phát ra âm thanh. Việc này không chỉ giúp trẻ giải trí mà còn giúp trẻ nhận diện và phân biệt màu sắc với âm thanh.

Khi trẻ lớn hơn, tầm 5 tháng tuổi, bố mẹ nên mua những món đồ bé có thể cầm nắm để bé nhận diện được vật xung quanh. Các món đồ thường được ưa chuộng có thể kể đến như tay cầm leng keng, con quay lúc lắc,…

Khi con bạn lắc đồ chơi, bạn hãy bắt chước động tác của bé, vì trẻ rất thích việc này.

2. Đồ chơi cho bé mới tập đi

Đến độ tuổi tập đi, bạn có thể đầu tư cho trẻ máy tập đi tay vịn. Điều này không chỉ giúp bé nhanh chóng cứng cáp trong việc tập đi mà còn giúp trẻ vận động nhiều hơn. Bên cạnh đó, bạn nên chọn những món đồ chơi xếp hình nhựa lớn đầy màu sắc hoặc các đồ vật có nhấn nút và điều khiển từ xa. Điều này khiến các bé có cảm giác thích thú và ham muốn tìm hiểu mọi thứ xung quanh.

3. Trẻ nhỏ 2 đến 3 tuổi

Đến độ tuổi này, bạn có thể kích thích con trẻ bằng những bộ đồ chơi có khả năng tư duy như: tranh chữ, sách về hình ảnh chữ viết cơ bản,…để bé tập làm quen dần với bản chữ cái. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý trong khoản thời gian này không nên ép buộc trẻ tiếp thu quá nhiều. Vì đây còn là độ tuổi ăn chơi của các bé.

Nếu muốn bé học giỏi toán, bạn cho bé chơi với một số đồ chơi phân loại. Hoạt động phân loại này sẽ giúp phát triển các kỹ năng toán học của bé ngay từ khi con còn rất nhỏ, vì bé có thể tiếp xúc với toán học trong khi bé phân loại đồ chơi. Ngoài ra, đồ chơi này còn giúp bé nhận biết hình dạng, kích cỡ và phát triển kỹ năng vận động.

Bên cạnh đó, âm nhạc sẽ giúp kích thích ngôn ngữ, thính giác và khả năng cảm thụ nhịp điệu của con. Hơn thế nữa, đồ chơi âm nhạc còn giúp kích thích các giác quan của bé để con có thể vừa học vừa chơi thật vui.

4. Trẻ bắt đầu bước vào mầm non

Đến độ tuổi này, các câu chuyện, sách vở và đồ chơi nhập vai là phù hợp với bé nhất. Tuy nhiên, lúc này bé cũng đã có cách biểu đạt suy nghĩ của bản thân. Khi lựa chọn mua đồ bạn đừng nên chỉ mua theo ý mình. Bạn có thể hỏi bé để bé có trách nhiệm hơn với món đồ mình cần mua.

Bên cạnh đó, bạn có thể hỏi giáo viên chủ nhiệm nhà trẻ có những món đồ chơi nào, tránh mua trùng lặp dẫn đến bé lười đi nhà trẻ.

Ngoài những món đồ chơi kể trên thì một trong những đồ chơi bạn không nên bỏ qua để giúp bé phát triển toàn diện là sách. Hãy lựa chọn những quyển sách phù hợp với độ tuổi của con chẳng hạn như những quyển sách tương tác, chúng sẽ là cơ sở cho sự phát triển trí óc của bé. Bên cạnh đó, bạn nên biết rằng trẻ nhỏ rất thích được tương tác với người khác. Bạn có thể trò chuyện với con, hát hò, đọc sách và cùng bé đi dạo. Chỉ cần những khoảnh khắc vui vẻ với con cũng có thể tạo ra những điều kì diệu để phát triển tình cảm, nhận thức và kỹ năng xã hội của bé bên cạnh những món đồ chơi phù hợp.

5. 4 cấp độ thông minh của đồ chơi cho trẻ

cấp độ thông minh của đồ chơi cho trẻ

5.1 Cấp độ 1: “Tôi có bộ mặt thu hút”

Để thu hút được sự chú ý của các bé, cha mẹ cần hiểu những nguyên tắc sau:

– Nhỏ hơn 6 tháng tuổi: những món đồ có cấu trúc trong, vuông đơn giản không cần các chi tiết quá cầu kỳ. Nên sử dụng các màu cơ bản như vàng đỏ, xanh, trắng hoặc đen.

– Từ 6 – 12 tháng tuổi: các món đồ chơi như ở 6 tháng tuổi vẫn còn có tác dụng, nhưng bạn có thể bổ sung thêm tiếng kêu khi bóp, bánh xe có thể lăn hoặc kéo, kết hợp đa dạng chất liệu khác nhau.

– Từ 1 – 4 tuổi: lúc này cần đến những món đồ chơi phù hợp hơn với các hoạt động của bé. Một số thứ có thể kể đến là khám phá cấu trúc (tháo gỡ, đập 2 vật vào nhau), khám phá cảm xúc thông qua các trò chơi nhập vai (chơi đồ hàng, chơi mẹ con với gấu bông), khám phá không gian (thả/ném đồ chơi).

5.2 Cấp độ 2: “Tôi luôn an toàn với trẻ”

– Các bé rất nhạy cảm, vì vậy bạn cần đảm bảo mọi thứ an toàn tuyệt đối.

– Tránh tình trạng các bé không bị nên bỏ vào miệng, gây ra nguy cơ hóc, vì vậy khi chọn đồ chơi cho bé còn để ý không nên nhỏ hơn chu vi miệng của bé.

– Không chứa các cạnh sắc nhọn vì có thể gây ra vết thương.

– Không chứa chất độc, vật liệu nên bằng vải, giấy hoặc nhựa an toàn (không chứa BPA) vì các bé tiếp xúc lâu dài với những món đồ có hại sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

– Tuyệt đối không được cho các con của bạn chơi các đồ chơi gây bỏng (pháo hoa cầm tay).

5.3 Cấp độ 3: “Tôi không hướng trẻ về bạo lực hay hành vi khiếm nhã”

Khi chọn đồ chơi cho bé bạn cần hết sức cẩn trọng vì nó có thể ảnh hưởng đến tâm lý của các bé sau này. Theo các đơn vị nghiên cứu thì trẻ sẽ phát triển nhận biết về những vận bạn đưa cho chúng theo giới tính bé trai hoặc bé gái. Đây cũng là lúc các trẻ bắt đầu tiếp thu và nhận biết về tính chất bạo lực, hành vi suy thoái đạo đức của những món đồ chơi không lành mạnh.

Bạn có thể xây dựng tình yêu, mơ ước cho con bạn về những anh hùng siêu nhân, nhưng chỉ nên lựa chọn những món đồ chơi an toàn cho bé, tránh những món đồ có thiên hướng bạo lực như súng, kiếm hoặc yếu tố gây shock (ví dụ nhân vật mặc đồ bikini, lộ những vùng nhạy cảm).

Bên cạnh đó, đồ chơi phân biệt đối xử giữa nghèo và giàu, phân biệt màu da, sắc tộc, phân biệt giới tính cũng không tốt cho các bé.

5.4 Cấp độ 4: “Tôi được làm bởi chính bạn”

Không còn gì tuyệt vời hơn là những món đồ chơi được bạn và bé cùng làm ra. Đây được xem là nhóm đồ chơi trí tuệ nhất cho trẻ. Chúng không chỉ giúp các bé sáng tạo, học hỏi mà còn cải thiện kỹ năng giao tiếp và xử lý vấn đề phát sinh.

Có vô vàn cách để bé và bạn có thể cùng nhau tạo ra một món đồ chơi. Bạn có thể bắt đầu bằng những đồ vật xung quanh nhà và đề nghị con của bạn tham gia. Sau khi hoàn tất thì cả bố mẹ và trẻ đều cùng nhau dọn dẹp, điều này sẽ tạo cho các bé có tính trách nhiệm hơn.

KẾT LUẬN

Với những tiêu chí lựa chọn đồ chơi cho bé, bạn có thể chọn lọc những món đồ chơi thực sự tốt và phù hợp với con của mình để giúp trẻ có thể phát triển tốt nhất cả về mặt thể chất và trí tuệ.

(LinhPham)

Top1Food.vn No1Food.vn
TOP4 - Top1Kids.vn - Top1Kid.com - No1Kids.vn
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart